Hiệu ứng Coriolis Hệ_quy_chiếu_quay

Bài chi tiết: Hiệu ứng Coriolis

Các biểu thức toán học của lực Coriolis xuất hiện vào năm 1835 bởi một nhà khoa học người Pháp Gaspard-Gustave Coriolis khi nghiên cứu về cơ học chất lưu, và cũng xuất hiện trước đó trong các phương trình thủy triều của Pierre-Simon Laplace năm 1778. Đầu thế kỷ 20, lực Coriolis bắt đầu được sử dụng trong khí tượng học.

Có lẽ Trái Đất là hệ quy chiếu quay quen thuộc nhất đối với chúng ta. Vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất phải chịu lực Coriolis, và cong về phía bên phải khi ở Bắc Bán Cầu, và về phía bên trái khi ở Nam Bán Cầu. Chuyển động của không khí trong khí quyển và nước ở đại dương là các ví dụ điển hình của hiện tượng này: chúng không chuyển động trực tiếp từ vùng có áp cao đến vùng có áp thấp, mà gió và các dòng chảy có xu hướng cong về phía bên phải khi ở phía bắc Xích đạo, và cong về phía bên trái khi ở phía Nam. Hiệu ứng này trả lời cho sự xoáy của các con lốc lớn.